Bật mí toàn bộ quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp nhất
1. Tại sao cần phải đóng gói sản phẩm
Việc đóng gói sản phẩm góp phần gia cố, chứa đựng sản phẩm và bảo vệ sản phẩm tránh khỏi những tác động của ngoại cảnh và môi trường, chẳng hạn như không khí, độ ẩm, ánh sáng,.. và tác động bởi hư hỏng, biến dạng.
Các sản phẩm được đóng gói cẩn thận, kỹ càng sẽ đảm bảo được chất lượng khi đến tay các nhà phân phối và người tiêu dùng. Bao bì và cách đóng gói cũng thể hiện được sự chuyên nghiệp của doanh nghiệp và góp phần truyền thông, định vị thương hiệu của nhà sản xuất.
Thêm vào đó, việc ứng dụng quy trình đóng gói sản phẩm giúp tối giản hóa quá trình sản xuất, đóng gói, vận chuyển. Tiết kiệm được thời gian, công suất trong quá trình sản xuất sản phẩm.
2. Quy định chung về việc đóng gói hàng hóa
Khi đóng gói hàng hóa và đưa vào vận chuyển chuẩn quy trình đóng gói sản phẩm, cần phải đáp ứng được một số quy định chung như sau:
- Bưu kiện, hàng hóa vận chuyển cần được đóng gói kỹ càng và được niêm yết cẩn thận bởi cơ sở sản xuất. Đồng thời cần chứa đầy đủ các thông tin từ bên gửi, bên nhận, loại mặt hàng,..
- Vật chứa phải có đủ độ bền và độ cứng để đảm bảo chịu được các tác động từ môi trường và lực của các thùng hàng, bưu kiện khác khi chồng lên nhau.
- Nếu thùng hàng còn trống, đảm bảo có sử dụng các loại giấy bọt khí, giấy báo hay xốp để chèn vào chỗ trống, tránh cho hàng bị va đập và hư hao trong lúc vận chuyển.
- Với các mặt hàng không thể tiếp xúc với nước hoặc hơi nước cần phải có túi nilon để đảm bảo hàng hóa được an toàn tránh các trường hợp bất khả kháng xảy ra.
3. Quy trình đóng gói sản phẩm chuyên nghiệp
3.1 Các bước quy trình đóng gói sản phẩm chuẩn nhất
Quy trình đóng gói sản phẩm gồm có các bước sau đây:
Bước 1: Sau khi sản phẩm được dán đầy đủ các loại tem chất lượng, tem thông tin hay tem bảo hành, sử dụng 3 lớp túi bóng khí để bọc qua kiện hàng hóa. Nhằm bảo vệ hàng hóa, tránh va đập và hư hại hàng hóa với độ cao tối đa 5m.
Bước 2: Sử dụng thùng carton để đóng gói các sản phẩm đã được bọc và chèn giấy chèn, màng xốp hơi vào không gian trống tạo lớp bảo vệ thứ hai cho hàng hóa. Chọn các loại thùng carton chịu lực tốt và chất lượng để bảo vệ hàng hóa tốt hơn.
Bước 3: Bước cuối cùng trong quy trình đóng gói sản phẩm là dán thông tin người gửi, người nhận lên phía trên thùng hàng. Nếu kỹ càng hơn, có thể cho thêm các thông tin về mặt hàng để đơn vị vận chuyển có thể nắm rõ được tính chất sản phẩm và xử lý tốt hơn trong quá trình vận chuyển.
3.2 Các giấy tờ cần dán lên hàng hóa
Bước cuối cùng của quy trình đóng gói sản phẩm là dán thông tin giao hàng lên bưu kiện hàng hóa. Thông thường, mỗi đơn vị vận chuyển đều có mẫu phiếu giao hàng riêng.
Tuy nhiên, trên phiếu giao hàng cơ bản đều có những thông tin như sau: Thông tin người gửi, thông tin người nhận, khối lượng sau đóng gói, mã vận đơn và có thể có thêm thông tin món hàng.
Phiếu giao hàng thường được có 2 bảng, 1 bản để dán lên kiện hàng để người giao nhận có thể kiểm tra và 1 bản để người giao giữ như biên lai.
3.2 Cần lưu ý điều gì trong quy trình đóng gói sản phẩm
Dựa vào quy trình đóng gói sản phẩm và chi phí đóng gói hàng hóa, các đơn vị sản xuất và đơn vị vận chuyển cần phải lưu ý những điều sau:
- Không sử dụng các loại thùng giấy, thùng carton bị rách, thủng hoặc đã qua sử dụng. Cần chọn mua thùng carton chất lượng, có thiết kế thương hiệu riêng để gia tăng mức độ nhận diện thương hiệu.
- Chọn các loại thùng carton sao cho kích thước của sản phẩm phải chứa ít nhất 80% kích thước thùng carton.
- Khi đóng gói hàng hóa, không nên sử dụng những loại túi nilon đã cũ, túi nilon kém chất lượng. Cần sử dụng túi nilon hình chữ nhật với một màu đồng nhất, ngoại trừ màu đen.
- Chỉ sử dụng các loại băng keo đóng gói mới, có độ bám dính cao, với hai loại màu sắc là trong suốt hoặc màu vàng. Lưu ý khi dán băng keo, cần chú ý không che thông tin trên tem vận chuyển.
- Hàng hóa khi đóng gói cần chèn đầy đủ túi bóng khí, giấy chèn, màng xốp hơi để không bị vỡ hoặc không phát ra tiếng động trong quá trình vận chuyển